Skip to main content

Đối với công trình nhà ở chúng ta hoàn toàn có thể tự giám sát để tiết kiệm chi phí thuê bên thứ 3 và thêm phần an tâm chất lượng. Nếu bạn lo lắng rằng mình chưa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành thì những bí quyết dưới đây của Việt Quang sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hoàn thành công việc.

Bắt đầu giám sát từ khi nào?

Nhiều người nghĩ khi nào bắt đầu xây thì giám sát. Nhưng thực tế lại không phải vậy, để tạo nền móng vững chắc chúng ta phải giám sát ngay từ khâu thiết kế, bản vẽ cho đến khi hoàn thiện ngôi nhà. Thi công chính là hiện thực hóa của bản vẽ, bởi vậy nếu bạn muốn những yêu cầu của mình được đưa vào bản vẽ, những thứ mình không thích, không hợp lý được loại bỏ thì cần giám sát ngay từ khâu này. Tìm hiểu ngay từ đầu cũng sẽ giúp bạn đọc bản vẽ thạo hơn. Có hai bản vẽ thiết kế quan trọng mà bạn phải chú ý đó là:

  • Hồ sơ thiết kế: đây bản bản vẽ thể hiện mặt đứng, mắt cắt, phối cảnh 3D để bạn hình dung về tổng thể ngôi nhà.
  • Hồ sơ kỹ thuật: đây là bản vẽ đầy đủ, hoàn chỉnh thể hiện từng chi tiết nhỏ trong ngôi nhà

Tìm hiểu kỹ bản vẽ, nếu chưa hiểu, chưa biết cách đọc thì hãy nhờ người chỉ dẫn để nắm thật rõ nó. Cần thêm gì, bớt gì, điều chỉnh ra sao bạn cần tiến hành ngay từ đầu để có một bản vẽ hoàn chỉnh, chỉn chu nhất.  

Quy trình giám sát ra sao

Giám sát cần tiến hành theo từng công đoạn và chú trọng ở phần thô. Chúng ta theo dõi tiến độ từng công đoạn. Chẳng hạn phần móng theo dõi đảm bảo thời gian cam kết, xem xét việc sử dụng vật liệu đúng như yêu cần không, thi công đảm bảo bản vẽ không. Khi xong hạng mục nào cần kiểm tra kỹ lại hạng mục đó đảm bảo không có sai sót gì. Nếu có cần phải khắc phục, sửa chữa ngay trước khi tiến hành sang hạng mục khác. Xong phần thô sẽ đến công đoạn hoàn thiện. Đây là công đoạn quyết đình thẫm mỹ tiện nghi của ngôi nhà, gia chủ cần giám sát kỹ càng. Với nhà tầng, cần làm từ trên xuống dưới. Còn công trình trên cùng 1 mặt bằng thì hoàn thiện theo từng công trình theo quy trình: trát bả, láng sàn, ốp gạch, sơn tường, lắp hệ thống điện và đặt nội thất. Với phần hoàn thiện, bạn cần lưu ý rằng tường trát phải láng và phẳng, không gồ ghề, không có vết nứt dù nhỏ, không có tiếng bộp khi gõ vì nếu bộp có nghĩa là vữa dễ bị bong không bám dính tốt với tường Mặt ốp lát phải phẳng, mạch nhỏ và khít không nổi cộm. Với sàn nhà, sân cần có độ đốc theo yêu cầu. Khi sơn bề mặt phải đều, màu sắc không loang lổ. Mặt tường phải bóng không vón cục… Về phần điện, nước thì các đầu mối cần kết nối đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Nếu cần bạn có thể nhờ bạn bè người quen hiểu biết về lĩnh vực này kiểm tra giúp. Việc tự giám sát làm nhà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được nếu sắp xếp được thời gian. Tự giám sát vừa an tâm vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc là phải chịu khó tìm hiểu học hỏi các kiến thức về xây dựng để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà của bạn

Giám sát những phần nào?

Đây chắc hẳn là điều mà nhiều người rất lo lắng bởi ngôi nhà rất nhiều phần, nhiều công đoạn. Bạn hãy bắt đầu với các hạng mục sau đây: Giám sát phần vật liệu Vật liệu thô sẽ bao gồm: cát, sỏi, gạch, đá, xi măng, sắt thép, tô, vật tư điện nước và sơn, chống thấm… Vật tư hoàn thiện sẽ nhiều hơn nữa.  Khách hàng nên tham khảo và nắm chắc được số lượng vật tư cần dùng cho công trình của mình từ khi xây thô đến hoàn thiện. Ngoài chủng loại vật tư, chúng ta cần biết được vật liệu mà nhà thầu xây dựng sử dụng có đúng thương hiệu, chủng loại, màu sắc và các thông số kỹ thuật, đơn giá như đã cam kết trong hợp đồng không. Những chủng loại vật tư nào là đạt tiêu chuẩn, những chủng loại nào chưa đạt. Ví dụ như khi dùng nhôm xingfa: Đơn giá trên mỗi m2, chiều dày của thanh nhôm là 1,8(mm), 2,0(mm), chiều dày của kính cường lực là 8(mm) hay 10(mm). Chúng ta cần giám sát khâu này bởi nhiều nhà thầu hay lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để tráo đổi vật liệu kém chất lượng để ăn phần chênh lệch giá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Kiểm tra chất lượng bê tông

Chất lượng bê tông cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngôi nhà, nhưng làm sao để biết được bê tông nhà thầu sử dụng đảm bảo hay không. Theo tiêu chuẩn chung, bê tông sử dụng cho nhà phố, biệt thự thường mác #250. Vậy đề chắc chắn bê tông đúng mác, đảm bảo chất lượng chúng ta cần thực hiện một số thao tác: Với bê tông trộn tại chỗ bạn cần chú ý tỷ lệ xi măng và cát. Thông thường với mác #250 thì  1 bao xi măng 50kg sẽ trộn với  4 thùng cát vàng, 6 thùng đá 1×2 và lượng nước vừa đủ. Khi trộn bê tông bạn nên đừng đó và giám sát tỷ lệ cẩn thận. Với bê tông tươi chúng ta cần tìm đến nhà cung cấp uy tín, kiểm tra phiếu giao hàng cẩn thận và tốt nhất nên yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm ngay tại chỗ để thử nghiệm và kiểm tra.

Giám sát xây, tô cẩn thận

Khi xây ngoài vật liệu đảm bảo chúng ta cần đảm bảo vữa hồ cũng được trộn với tỷ lệ thích hợp. Vữa xây tô thường mác #75 tức là trộn 1 bao xi măng với 10 thùng cát. Nếu chúng ta không giám sát để nhà thầu làm ẩu dùng nhiều cát hơn quy định thì không đảm bảo độ kết dính. Kể cả nhiều xi măng quá cũng sẽ khiến lãng phí và gây ra tình trạng hồ già. Ngoài ra khi thi công bạn cũng cần theo dõi, yêu cầu thợ đóng lưới mắt cáo vào điểm giao giữa tường và dầm và các vị trí đi đường dây điện âm tường để hạn chế các vết nứt về sau.

Giám sát phần kỹ thuật

Đây là phần quan trọng bậc nhất nhưng cũng khá phức tạp không phải ai cũng nắm được thông tin. Với phần này chúng ta cần phải:

  • Xác định được mốc, ranh giới giới xây dựng để đảm bảo nhà mình được xây đúng trên đất mình. Bạn nên thuê một công ty đo đạc xác định mốc chuẩn và có văn bản bàn giao cho nhà thầu để họ có cơ sở thi công.
  • Kiểm tra phần cấu kiện của móng, cột, dầm và sàn: Bạn hãy đo kích thước dài rộng của các phần này.

+ Nên tìm hiểu với các hạng mục thì sử dụng thép đường kính mấy, khoảng cách giữa các thanh thép bao nhiêu. Chẳng hạn trên bản vẽ có ký hiệu móng Φ14a150 tức là bạn nên sử dụng thép đường kính 14mm  khoảng cách giữa các thanh thép là 150mm. + Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra chiều sâu chôn móng so với mặt đất, thông thường là từ 1,5- 3m +Với móng cọc thì khoảng cách giữa các cọc ít nhất là 3 D(D là đường kính của cọc. Ngoài ra, phải chú ý cao đài cọc, khoảng cách thép trong đài cần đúng với bản vẽ. +Kiểm tra chiều cao các tầng, ống nước, cây điện …lắp đúng, đủ chưa +Với cốt thép cần chú ý: đặt đúng, cắt đủ và buộc chặt. Ngoài ra, còn nhiều chi tiết khác nữa mà chúng ta chỉ cần hiểu bản vẽ là sẽ kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng.

Leave a Reply